Câu 1. Trên Bill cần thể hiện như thế nào thì mới mở được tờ khai KNQ?

Trả lời: Bill phải thể hiện rõ 2 nội dung như sau:
- Phần consignee: C/O  ICD Tân Cang - Long Bình JSC Bonded Warehouse, G243 Bui Van Hoa, Long Binh Ward, Bien Hoa City, Dong Nai Provice, Viet Nam
- Phần thân Bill: phải thể hiện dòng : Cargo is shipped to : Bonded Warehouse of ICD Tân Cang-Long Bình Long Binh Ward, Biên Hòa City, Dong Nai Provice, Viet Nam.

Trả lời: Bộ hồ sơ mở TK KNQ bao gồm:

- Invoice
- Packing list
- Hợp đồng thuê kho Ngoại quan (có mẫu của hải quan)
- L/c sao y ( nếu có)
- Bill 
- Manifest (tu chỉnh nếu bill tu chỉnh)

- Thông báo hàng đến (nếu bên khách hàng là người nhận thông báo)

- D/o (giao sau khi mở tờ khai cũng được).

- Đối với mặt hàng nông sản (điều, cà phê,.....) phải có giấy chứng nhận kiểm tra thực vật (nên phải có chứng nhận xuất xứ để làm căn cứ làm kiểm dịch thực vật tại cơ quan kiểm dịch)

 Trả lời:

- Đối với mở tờ khải KNQ: sau 24h kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ (nêu trên) hoặc sau 8h tính theo giờ làm việc.

- Đối với thủ tục tại cảng: sau 24h kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ (bộ tờ khai KNQ + D/O và lệnh trả rỗng ).

- Thời gian giao nhận D/O được xác định như sau: nếu giao trước 10h sáng cùng ngày thì lô hàng sẽ tiến hành luôn trong ngày, nếu giao sau 10h sáng thì được chuyển sang ngày kế tiếp.

Câu 4. Đối với mặt hàng từ nước ngoài vào KNQ sau đó từ KNQ xuất vào nội địa thì áp dụng theo điều kiện thương mại nào (Incoterm) gì ?

Trả lời : Tham khảo Công văn 4132/TCHQ-GSQL ngày 23/08/2011 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn điều kiện giao hàng theo Incoterms thì điều kiện giao hàng đối với hàng từ kho ngoại quan nhập vào Việt Nam thực hiện theo điều kiện DAT (Delivered at Terminal - Giao hàng tại bến) + Tên, địa điểm kho ngoại quan tại nước nhập khẩu là phù hợp.

Câu 5. Trường hợp hàng đưa từ nội địa vào KNQ, Tờ khai xuất phải kiểm hóa thì có được nhờ kiểm tại Hải quan KNQ không? Và có cần niêm phong hàng hóa khi vận chuyển đến KNQ để kiểm hóa không? Hồ sơ nhờ kiểm gồm những gì?

Trả lời: Căn cứ thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào Kho ngoại quan quy định tại Điều 55 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính không qui định đối với trường hợp như Công ty nêu. Do đó, trường hợp như Công ty nêu không được phép thực hiện. . (nguồn dncustoms.gov.vn)

Câu 6. DN nội địa có thể mua hàng của DN nước ngoài có hàng gửi ở Kho ngoại quan Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu trong Kho ngoại quan (mà không cần mở TK nhập khẩu). Sau đó DN nội địa có thể bán hàng vào DN khác ở nội địa hoặc xuất khẩu cho đối tác khác ở nước ngoài . Thủ tục thuế NK, VAT và các loại thuế khác (nếu có) sẽ được thực hiện như thế nào? và ở khâu nào?

Trả lời: Căn cứ khoản 6 Điều 55 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2011 v/v hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan như sau :

6. Quản lý hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan

a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.

b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ cũ) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) nộp cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:

b.1) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới (thông báo phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ người chuyển quyền sở hữu hàng hoá; tên, địa chỉ người nhận quyền sở hữu hàng hoá; tên, lượng hàng hoá chuyển quyền sở hữu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan; ngày, tháng, năm chuyển quyền sở hữu);

b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan;

b.3) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới.

Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.

c) Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.

Trường hợp Doanh nghiệp nội địa mua hàng của Công ty nước ngoài và tiếp tục gửi hàng ở Kho ngoại quan thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan và Doanh nghiệp nội địa phải nộp các chứng từ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 55 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, trường hợp chuyển quyền sở hữu thì chưa nộp các loại thuế phát sinh. Khi nào Doanh nghiệp nội địa tiến hành làm thủ tục nhập hàng vào nội địa hoặc xuất bán ra nước ngoài thì phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Trường hợp Doanh nghiệp nội địa không tiếp tục gửi hàng trong kho ngoại quan mà thực hiện việc giao hàng ngay cho đối tác khác trong nội địa hoặc xuất khẩu thì Doanh nghiệp nội địa không phải ký hợp đồng thuê kho ngoại quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính và nộp thuế XK, NK, thuế GTGT và các loại thuế khác theo quy định. ( nguồn web haiquandongnai)

Câu 7: Hàng vào kho ngoại quan mà xuất không hết vào nội địa, sẽ phải xuất ra nước ngoài ( trả, hoặc khách hàng khác) thì sẽ làm thủ tục như thế nào ?

Trả lời: Căn cứ khoản 2 Công văn 3937/TCHQ GSQL ngày 16/07/2013 của Tổng cục Hải quan quy định: “Trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để chờ đưa vào nội địa (trừ hàng hóa không được đưa vào nội địa theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Thông tư 194/2010/TT-BTC):

Chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được ủy quyền) phải xuất trình hợp đồng thuê kho ngoại quan có điều khoản quy định hàng hóa gửi kho ngoại quan để chờ nhập khẩu vào Việt Nam hoặc có công văn cam kết hàng hóa gửi kho ngoại quan để chờ đưa vào nội địa; Chi cục trưởng hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ vào hoạt động kinh doanh kho ngoại quan của chủ kho và tính chất mặt hàng (hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đưa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để chờ nhập khẩu hoặc đưa vào thị trường nội địa phục vụ gia công, sản xuất) để quyết định làm thủ tục hải quan đưa hàng vào gửi kho ngoại quan để chờ nhập khẩu vào nội địa và không làm thủ tục để tái xuất đi nước khác.

Theo hướng dẫn tại công văn này, chỉ có hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đưa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để chờ nhập khẩu hoặc đưa vào thị trường nội địa phục vụ gia công, sản xuất thì mới được làm thủ tục nhập kho ngoại quan để chờ nhập khẩu vào nội địa và không làm thủ tục để tái xuất đi nước khác.

Các trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác phải mở tờ khai tạm nhập, kê khai thuế, nộp thuế trước khi đưa hàng vào kho và trước khi đưa hàng ra khỏi kho thì phải mở tờ khai tái xuất.

Đây là Công văn của Tổng cục Hải quan hướng dẫn Công văn số 8356/BTC-TCHQ ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính, khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 thì nội dung này sẽ hết hiệu lực. (nguồn dncustoms.gov.vn)

Câu 8: Hàng hiện nay trong kho ngoại quan sẽ giải quyết như thế nào nếu hàng muốn xuất ra nước ngoài ? Có được không và thủ tục như thế nào?

Trả lời : Trường hợp Công ty đã nhập hàng vào kho ngoại quan trước Công văn số 8356/BTC-TCHQ ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đủ điều kiện nhập kho ngoại quan không thuộc loại hình tạm nhập – tái xuất mà Công ty muốn tái xuất ra nước ngoài để trả chủ hàng hoặc khách hàng khác thì đề nghị Công ty có công văn gửi Chi cục Hải quan quản lý Kho ngoại quan để được xem xét, giải quyết.

Căn cứ khoản 3 Điều 55 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính quy định: "Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài

a) Hồ sơ hải quan gồm:

a.1) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;

a.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản sao;

a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính;

a.4) Phiếu xuất kho theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: 01 bản chính.

b) Thủ tục hải quan:

b.1) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất.

b.2) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp hàng đưa ra khỏi kho và đưa ra nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác nhau trong cùng một thời điểm thì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản sao có đóng dấu xác nhận của Chi cục Hải quan kho ngoại quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất. Kết thúc việc xuất kho, Hải quan kho ngoại quan lưu các tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản sao, có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất cùng với tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản chính.”

Câu 9: Công ty chúng tôi đã nhập máy móc tạo TSCĐ. Nhập theo lọai hình nhập đầu tư nộp thuế. Giờ công ty chúng tôi không sử dụng các loại máy đó nữa, công ty chúng tôi muốn bán cho công ty khác tại nước ngoài. Trên Giấy đăng ký kinh doanh cty chúng tôi không có ngành nghề buôn bán máy móc. Vậy công ty chúng tôi có được bán máy đó không. Và khi bán chúng tôi làm thủ tục hải quan theo loại hình nào?

Trả lời: Căn cứ điểm 4 phần II Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 quy định: Thanh lý hàng nhập khẩu

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hoá nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hoá nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy.

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm:

- Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp;

Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động;

- Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động.

c) Điều kiện thanh lý hàng nhập khẩu:

Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển:

+ Hết thời gian khấu hao;

+ Bị hư hỏng;

Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động;

+ Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới.”

Căn cứ điểm 1 phần III Thông tư trên quy định Hồ sơ thanh lý hàng nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu gửi cơ quan hải quan bao gồm: Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động:

+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư và các hàng hoá khác đề nghị thanh lý;

+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng;”

Do đó, đối với máy móc, thiết bị Công ty nhập khẩu tạo tài sản cố định nay Công ty muốn thanh lý nếu thỏa các điều kiện theo quy định trên thì Công ty được phép thanh lý bằng hình thức xuất khẩu cho đối tác ở Indonesia.

Khi bán, công ty làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất đầu tư (XDT01).

Câu 10 : Đối với mặt hàng xuất khẩu .Giá tính thuế là theo giá FOB hay theo giá CIF như trên hợp đồng? Nếu theo giá CIF thì công ty có được hoàn thuế của phí vận tải và bảo hiểm ko? VD: giá CIF = giá FOB(50usd) + phí vận tải(10usd) + phí bảo hiểm (1usd)= 61usd nếu trị giá tính thuế là 61usd thì tôi có được hoàn lại ((10+1)* thuế xuất khẩu)phần tiền này ko? Và làm cách nào để được hoàn tiền lại?

Trả lời :Giá tính thuế hàng xuất khẩu:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính quy định: “Nguyên tắc: Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợp với các chứng từ có liên quan.”

Do đó, khi tính thuế xuất khẩu thì Công ty trừ phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế theo quy định. Nếu trị giá tính thuế Công ty ký trong hợp đồng xuất khẩu là 61 USD (CIF), phí vận tải 10 USD, phí bảo hiểm 1 USD thì trị giá tính thuế xuất khẩu trên tờ khai là: {61 – (10+1)} = 50 USD.

Câu 11. Thời gian hàng hóa được gửi vào KNQ là bao lâu?

Trả lời:

-          Theo Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ thì thời hạn hàng hóa được lưu giữ trong kho ngoại quan là 12 tháng kể từ ngày đưa hàng vào kho và được gia hạn 06 tháng.

-          Đối với hàng kinh doanh TNTX theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ thì thời hạn hàng hóa kinh doanh TNTX được lưu giữ tại Việt Nam là 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập và được gia hạn 60 ngày.

-          Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh TNTX, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, ngày 18/2/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 05/2013/TT-BCT, tại Điều 13 có quy định về thời hạn hàng hóa TNTX được lưu giữ tại Việt Nam là 45 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và gia hạn 01 lần không quá 15 ngày.( như: hàng thực phẩm đông lạnh, hàng chịu thuế tiêu thụ,...)

-          Tại Thông tư 59/2013/TT-BTC ngày 08/5/2013 hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan (theo Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực từ 21/6/2013, Bộ Tài chính quy định thời hạn gửi hàng vào kho ngoại quan bằng với thời hạn hàng hóa kinh doanh TNTX được lưu giữ tại Việt Nam (60 ngày kể cả thời gian gia hạn).

Gửi yêu cầu

Để lại thông tin chúng tôi sẽ gọi trong 15 phút

Đối tác

HOTLINE: 09 33 33 09 90