Những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng sang các thị trường khác, trong đó Mỹ và EU ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới của thị trường thế giới ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu tiêu thụ trái cây hàng năm của thế giới tăng bình quân 3,6%, trong khi sản lượng thế giới chỉ tăng 2,8%. Trong đó, có 4 loại trái cây chính là chuối, khóm, xoài và đu đủ với Mỹ và EU là những nhà nhập khẩu chính.
Châu Âu là nhà nhập khẩu lớn nhất của thế giới với 8,4 triệu tấn hàng năm. Loại được nhập vào thị trường này nhiều nhất là chuối, chiếm đến 65% tổng lượng nhập khẩu của EU. Theo ông John Hey, Tổng biên tập tạp chí Trái cây châu Á, theo xu hướng tiện lợi, các món cắt gọt sẵn, các kiểu sơ chế đóng gói sẵn sẽ tăng trưởng mạnh. Thị trường nhập khẩu thứ hai thế giới là Mỹ. Trung bình hàng năm, Mỹ tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây tươi, chủ yếu là cam, nho, táo, chuối, khóm. Trong đó, Mỹ có khả năng sản xuất 70% và phải nhập khẩu 30% tổng lượng tiêu thụ.
Đây là hai thị trường được đánh giá là rất tiềm năng. Tuy nhiên, để vào hai thị trường này, trái cây Việt Nam hiện phải vượt qua nhiều rào cản về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ từ các nước Thái Lan, Trung Quốc...
Theo ông John Hey, ngày nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được liệt vào danh mục hàng đầu. Trong đó, vấn đề truy xuất nguồn gốc được khách hàng quan tâm và Global GAP là tiêu chuẩn tối thiểu. Riêng thị trường EU thêm vào các tiêu chuẩn riêng của nhà bán lẻ như MRLs về mức dư lượng tối đa cho phép, BRC về tiêu chuẩn cho sau thu hoạch... Các vấn đề về đạo đức và môi trường cũng được đặt ra như trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, có trách nhiệm với nguồn cung ứng...
Vị tổng biên tập này dự báo, 5-10 năm sau, thị trường EU sẽ thêm phức tạp do có quá nhiều luật lệ. Các tiêu chuẩn sẽ khắt khe hơn xoay quanh vấn đề an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cùng với áp lực từ người tiêu dùng và tổ chức phi chính phủ.
Tương tự, Mỹ được ông đánh giá là thị trường giá trị cao nhưng khó thâm nhập. Thị trường này đặt ra tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật khắt khe, bắt buộc phải xử lý chiếu xạ cho trái cây nhiệt đới với chi phí xử lý cao và có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây. Người tiêu dùng quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm nên sẽ gia tăng nhu cầu các sản phẩm hữu cơ.
Một trở ngại khác cho trái cây Việt Nam là các nhà xuất khẩu rau quả tươi phải đối mặt với việc duy trì chất lượng đến những thị trường xa xôi này. Chẳng hạn, thanh long sang EU phải mất 15 ngày, sau đó bán trong siêu thị mất 7-10 ngày. Tổng thời gian trái thanh long đến người tiêu dùng mất 25 ngày trong khi loại này chỉ duy trì chất lượng tốt trong vòng 20 ngày. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì giá cao nhưng vận chuyển bằng đường biển lại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hoặc hàng đến nơi thất thường. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần làm tốt khâu cất giữ sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.
Ông John Hey cho rằng, trái cây Việt Nam rõ ràng có cơ hội ở châu Âu và Mỹ. Bởi Việt Nam có thể sản xuất một số loại trái cây cho trái quanh năm như thanh long, bưởi. Đồng thời có các loại trái cây nhiệt đới đặc sản, lạ có sức hấp dẫn đối với nhu cầu đổi mới và thích mới lạ của người tiêu thụ. Ông chỉ rõ, ngoài quả bưởi, các sản phẩm chủ lực khác có cơ hội như thanh long, măng cụt, xoài, nhãn. Đồng thời giá nhân công thấp hơn có thể là đòn bẩy cho việc làm tăng giá trị sản phẩm ngay tại nơi cung ứng, ví dụ như sơ chế cắt gọt.
Tuy nhiên, để thành công ở những thị trường này, trái cây Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường, có thể truy nguyên đầy đủ nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời có khả năng đáp ứng đủ số lượng và liên tục, có hệ thống vận chuyển hiệu quả, thành lập các tổ chức sản xuất lớn...
Riêng đối với thị trường Mỹ, theo ông Nguyễn Hữu Đạt, công tác tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 ( Cục Bảo vệ thực vật), ngoài trái thanh long đã được sang Mỹ, nhóm quả thứ hai xuất sang Mỹ gồm nhãn, vải, chôm chôm. Hiện Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện tiền đề như vùng sản xuất và cơ sở đóng gói đạt chuẩn cho 3 loại quả này. Đồng thời, nhóm quả xoài, vú sữa cũng dự kiến nhận được phép xuất vào năm 2012. Hiện phía Việt Nam đang chuẩn bị các thông tin cung cấp cho Mỹ để phân tích nguy cơ như danh sách dịch hại trên hai loại quả này.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới của thị trường thế giới ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu tiêu thụ trái cây hàng năm của thế giới tăng bình quân 3,6%, trong khi sản lượng thế giới chỉ tăng 2,8%. Trong đó, có 4 loại trái cây chính là chuối, khóm, xoài và đu đủ với Mỹ và EU là những nhà nhập khẩu chính.
Châu Âu là nhà nhập khẩu lớn nhất của thế giới với 8,4 triệu tấn hàng năm. Loại được nhập vào thị trường này nhiều nhất là chuối, chiếm đến 65% tổng lượng nhập khẩu của EU. Theo ông John Hey, Tổng biên tập tạp chí Trái cây châu Á, theo xu hướng tiện lợi, các món cắt gọt sẵn, các kiểu sơ chế đóng gói sẵn sẽ tăng trưởng mạnh. Thị trường nhập khẩu thứ hai thế giới là Mỹ. Trung bình hàng năm, Mỹ tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây tươi, chủ yếu là cam, nho, táo, chuối, khóm. Trong đó, Mỹ có khả năng sản xuất 70% và phải nhập khẩu 30% tổng lượng tiêu thụ.
Đây là hai thị trường được đánh giá là rất tiềm năng. Tuy nhiên, để vào hai thị trường này, trái cây Việt Nam hiện phải vượt qua nhiều rào cản về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ từ các nước Thái Lan, Trung Quốc...
Theo ông John Hey, ngày nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được liệt vào danh mục hàng đầu. Trong đó, vấn đề truy xuất nguồn gốc được khách hàng quan tâm và Global GAP là tiêu chuẩn tối thiểu. Riêng thị trường EU thêm vào các tiêu chuẩn riêng của nhà bán lẻ như MRLs về mức dư lượng tối đa cho phép, BRC về tiêu chuẩn cho sau thu hoạch... Các vấn đề về đạo đức và môi trường cũng được đặt ra như trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, có trách nhiệm với nguồn cung ứng...
Vị tổng biên tập này dự báo, 5-10 năm sau, thị trường EU sẽ thêm phức tạp do có quá nhiều luật lệ. Các tiêu chuẩn sẽ khắt khe hơn xoay quanh vấn đề an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cùng với áp lực từ người tiêu dùng và tổ chức phi chính phủ.
Tương tự, Mỹ được ông đánh giá là thị trường giá trị cao nhưng khó thâm nhập. Thị trường này đặt ra tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật khắt khe, bắt buộc phải xử lý chiếu xạ cho trái cây nhiệt đới với chi phí xử lý cao và có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây. Người tiêu dùng quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm nên sẽ gia tăng nhu cầu các sản phẩm hữu cơ.
Một trở ngại khác cho trái cây Việt Nam là các nhà xuất khẩu rau quả tươi phải đối mặt với việc duy trì chất lượng đến những thị trường xa xôi này. Chẳng hạn, thanh long sang EU phải mất 15 ngày, sau đó bán trong siêu thị mất 7-10 ngày. Tổng thời gian trái thanh long đến người tiêu dùng mất 25 ngày trong khi loại này chỉ duy trì chất lượng tốt trong vòng 20 ngày. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì giá cao nhưng vận chuyển bằng đường biển lại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hoặc hàng đến nơi thất thường. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần làm tốt khâu cất giữ sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.
Ông John Hey cho rằng, trái cây Việt Nam rõ ràng có cơ hội ở châu Âu và Mỹ. Bởi Việt Nam có thể sản xuất một số loại trái cây cho trái quanh năm như thanh long, bưởi. Đồng thời có các loại trái cây nhiệt đới đặc sản, lạ có sức hấp dẫn đối với nhu cầu đổi mới và thích mới lạ của người tiêu thụ. Ông chỉ rõ, ngoài quả bưởi, các sản phẩm chủ lực khác có cơ hội như thanh long, măng cụt, xoài, nhãn. Đồng thời giá nhân công thấp hơn có thể là đòn bẩy cho việc làm tăng giá trị sản phẩm ngay tại nơi cung ứng, ví dụ như sơ chế cắt gọt.
Tuy nhiên, để thành công ở những thị trường này, trái cây Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường, có thể truy nguyên đầy đủ nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời có khả năng đáp ứng đủ số lượng và liên tục, có hệ thống vận chuyển hiệu quả, thành lập các tổ chức sản xuất lớn...
Riêng đối với thị trường Mỹ, theo ông Nguyễn Hữu Đạt, công tác tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 ( Cục Bảo vệ thực vật), ngoài trái thanh long đã được sang Mỹ, nhóm quả thứ hai xuất sang Mỹ gồm nhãn, vải, chôm chôm. Hiện Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện tiền đề như vùng sản xuất và cơ sở đóng gói đạt chuẩn cho 3 loại quả này. Đồng thời, nhóm quả xoài, vú sữa cũng dự kiến nhận được phép xuất vào năm 2012. Hiện phía Việt Nam đang chuẩn bị các thông tin cung cấp cho Mỹ để phân tích nguy cơ như danh sách dịch hại trên hai loại quả này.